NUÔI YẾN LỢI HOA - GIẢI PHÁP THÀNH CÔNG
HOTLINE: 0902 373 525 (Mr. Lợi)
Tin mới nhất
truyen-thuyet-chim-yen
Cũng giống như nghệ thuật gấp giấy Origami nổi tiếng, ẩm thực Nhật Bản luôn khiến ta mê mẩ...
nuoi-chim-yen
Chim Yến (Yến hàng) là loài chim có thể dùng để đấu tranh sinh học với nhiều ...
yen-sao-khong-phai-van-may
Tổ yến đã và đang trở thành một nhu cầu rất Hot trên thế giới. Nó đã c...

Phân tích một số thất bại trong nuôi yến-giải pháp thành công

Hiện tại ở Việt nam cũng như một số nước khác tỷ lệ nhà yến thất bại không nhỏ. Lý do là tại sao? Nuôi loài chim bay nhất là chim yến không phải ai cũng thành công, vì cuộc sống của chúng phụ thuộc quá nhiều yếu tố, hơn nữa không ít đặc điểm sinh lý sinh thái của chim yến chúng ta chưa hiểu sâu và chi tiết. Tôi sẽ lần lượt phân tích các lý do dẫn đến thất bại, người đọc tự đối chiếu với trường hợp nhà yến của mình để tìm nguyên nhân từ đó khắc phục, hoặc chọn phương hướng đầu tư. 1/ Lý do đầu tiên có thể dẫn đến thất bại là giao khoán cho nhà tư vấn, tôi nói như thế vì có một lần một người mời tôi lên thăm một hồ chứa thủy điện trên sông Đồng Nai, muốn tôi giúp ý kiến để xây dựng cơ sở nuôi yến, anh ấy bảo, ở đây nhiều yến lắm, đã có gỗ rồi, có hầm rộng cạnh hồ: hầm trần vuông vắn, dài, dưới có nước chảy róc rách bảo đảm độ ẩm… Bảo Lộc có độ cao so với mặt biển cho phép nuôi chim, nên tôi đã đến, quan sát lúc chim về, và thật thất vọng, vì tất cả đàn chim là yến cỏ, đuôi chẽ, có đốm trắng trên hông đuôi. Giá như là người chạy theo lợi nhuận, cứ nói “hay quá, anh nuôi đi”, nhận tư vấn xây dựng, lấy tiền; cũng có thể một đàn yến ở nơi khác sau một thời gian phát âm thanh, nó sẽ bay đến ở, nhưng tốc độ chắc là vô cùng chậm, vì tại Bảo Lộc cũng có người xây nhà yến và chim có vào ở(lúc đó đàn yến cỏ cũng sẽ vào “ở nhờ” đấy). Vì vậy trước khi định nuôi yến cần có thời gian chuẩn bị, đọc tài liệu, tìm hiểu vấn đề, xem xét môi trường khu vực… 2/Lý do thất bại thứ hai: chọn vùng và nơi xây dựng nhà yến chưa tốt. Điều này ảnh hưởng đến khả năng hoàn vốn và thu lợi nhuận. Bình thường trong các nhà yến phía nam, nếu cùng một kỹ thuật, sẽ có những nhà yến thành công hơn và những nhà yến kém hơn. Trong vùng có nhiều yến sinh sống cơ hội thành công cao hơn, hoàn vốn nhanh và có lãi. Chim yến thích bay lượn, kiếm ăn ở những nơi có mặt nước thoáng, có cây thấp cây cao, có nhiều công trùng…Tại các vùng gần biển, hạ lưu các giòng sông, đầm phá, ao hồ nhiều… chúng ta thấy nhiều chim bay lượn kiếm ăn suốt ngày trên không trung, hoặc trên đường chim bay đi bay về, nếu người nuôi có được điều kiện như vậy hoặc tìm nơi có điều kiện như vậy để đầu tư, thì thành công cao hơn, nhà có nhiều chim vào hơn. Những nơi khô cằn, dùng máy gọi chim một thời gian khá lâu chim mới xuất hiện thì khả năng phát triển đàn của ngôi nhà đó kém. Bởi vì, dụ được một cặp cặp yến vào nhà, thì phải mấy tháng sau con chim này mới sinh sản, và ba-bốn tháng sau mới có chim con ra ràng, cặp chim này một năm đẻ ba bốn lần, số chim mà nó sinh ra trong nhà đó nhiều nhất là 6 con (ít là 3 con), sau một năm trong nhà có 8 con chim là nhiều nhất. Đó là sinh học sinh sản của loài này. Vì vậy, nếu chỉ dựa vào dụ được một số con và ở lại thì nhà nhà yến này bao giờ mới hoàn vốn. Vấn đề là phải ở trong khu vực có nhiều chim để không những những con chim đã vào tự nó sinh sản mà phải không ngừng kéo được đàn chim mới vào tiếp mỗi ngày. Hơn nữa nếu điều kiện môi trường xung quanh kém, khô cằn, ít thức ăn, có dụ chim vào rồi thì sau một thời gian nó cũng bỏ nhà đó đi đến nơi khác thích hợp hơn. Cuối cùng hóa ra mình nuôi chim cho người khác. Vậy cho nên ngoài kỹ thuật tốt, chọn địa điểm xây dựng tốt là một yếu tố quan trọng để có đàn chim đông, tăng nhanh, làm nghề này mới hoàn vốn nhanh và có lãi. Có nhiều thí dụ điển hình về nhà yến thành công ở Việt Nam. Tóm lại, theo ý kiến của tôi: đầu tiên cần đọc và tìm hiểu rõ vấn đề mình muốn làm, sau đó khảo sát môi trường tự nhiên có phù hợp để chim phát triển không, tiếp đến xem nơi đó và xung quanh vùng đó có chim bay lượn hàng ngày không, mật độ đàn ra sao, đường bay thế nào, có gần những nhà yến hoặc trung tâm yến không, nếu kém, nhưng vẫn thiết tha có nhà yến thì quy mô đầu tư ban đầu nên nhỏ, cuối cùng là vấn đề kỹ thuật và con người… 3/Lý do thất bại khác: Loài yến tổ trắng này có một yêu cầu điều kiện sinh thái môi trường khá khắc khe, chẳng thế mà từ xưa tới nay chúng chỉ định cư ở vùng Đông Nam Á. Phân bố về phía tây nhấtchỉ có một quần thể nhỏ sống tự nhiên tại miền tây nam Ấn Độ (Vùng Western Ghats), Srilanca, và một số đảo trong quần đảo Andaman và Nicobar. Về vĩ độ bắc, tư liệu ghi lại thấy có ở Vịnh Hạ Long, đảo Hải Nam, nhưng quần thể rất ít, không phát triển. Để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ, hơn 3000 nhà yến đã xuất hiện trong cả nước Việt Nam, chủ yếu phát triển ở các tỉnh bên trong đèo Hải Vân. Tuy nhiên, trong một số năm gần đây, nhiều nhà yến đã xuất hiện ở phía bắc Việt Nam, vùng có nhiệt độ lạnh có khi xuống đến 7-10oC với chế độ gió mùa rõ rệt. Theo tư liệu của www.toyenvietnam.com (12/2013) “có khoảng hơn 40 nhà yến nằm ở các tỉnh phía bắc từ đèo Hải Vân trở ra đến Hải Phòng… đã xác nhận mùa đông một số lượng không ít chim yến chết…. nhưng chắc chắn tại nhiều nhà đã có chim yến làm tổ. Trong đó có một số nhà có chim sống trụ lại đây và sống qua đông…”, Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có người cho tôi biết họ đã xây nhà yến ở vùng Hà Nội song vào mùa đông khi nhiệt độ xuống thấp chim chết hết. Tất cả còn nhiều vấn đề công nghệ cần hoàn thiện.Nói như vậy để thấy tỷ lệ thất bại của hướng nghiên cứu này không nhỏ, chúng ta còn cần phải hiểu thêm các đặc điểm sinh lý sinh thái của con chim này, tìm hướng thử nghiệm giải quyết, khi có kết quả rồi cần giới thiệu các mô hình đã thành công về một “nhà yến xây ở vùng lạnh”, từ đó nhà đầu tư quyết định xây hay không nên xây nhà yến ở phía bắc và xây như thế nào để tránh sự thất bại không cần thiết. Như vậy sự thất bại ở đây là chưa có mô hình xây nhà yến ở vùng lạnh, đã cứ làm. 4/ Lý do về kỹ thuật 5/ lý do về con người Hình 1. Trong một hang ở miền Trung Việt nam yến tổ trắng và yến cỏ sống lẫn lộn, loại yến cỏ này mặc dù có đốm trắng ở lưng nhưng tổ của nó có kích thước bằng yến tổ trắng và lượng nước miếng tiết ra làm chất kết dính khá nhiều ( Ảnh : chimyen.net, tư liệu tổ: Võ Hòa Bình) Hình 2. Một nhà yến thành công ở Việt Nam ( Nguồn tư liệu: Nguyễn Tất Hữu) Hình 4. Một nhà yến thành công ở vùng Hà Tiên (Nguồn tư liệu: Nguyễn tất Hữu) Từ những lí do trên, làm thế nào để có những “Giải pháp thành công” trong nghề Yến? Hãy liên hệ với Công ty YẾN SÀO LỢI HOA. Chúng tôi sẽ tư vấn cho bạn những thông tin và kinh nghiệm bổ ích. Mr Loi 0902373525-0924373525
5fdd5c14f69f15c14c8e-1
362 views
Ngày đăng: 21/01/2019 09:48:00
Đánh giá chất lượng sản phẩm
Kết quả: 0/5 - (0 vote)
Họ và Tên (*): - Email (*):
745   
COMMENTS (0)
No Comment
GÓC TƯ VẤN
«   12  »
ĐĂNG KÝ NHẬN THÔNG TIN TỪ CHÚNG TÔI

© Copyright 2022 YẾN SÀO LỢI HOA - Giải pháp thành công
Hotline
0902373525
Hotline